Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021

Thứ tư - 29/07/2020 10:11
Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021
     UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG TH ĐỒNG MAI II
                                      
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
         Hà Đông, ngày 07  tháng 5 năm 2020
   
BIÊN BẢN
LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1
 NĂM HỌC 2020-2021

   Thực hiện Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cư quyết định soos1715/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hôm nay, vào hồi 8 giờ 00 phút, thứ năm ngày 07/05/2020, tại Trường Tiểu học Đồng Mai II.
I. THÀNH PHẦN:
*  Lãnh đạo nhà trường:
   1. Ông: Nguyễn Đình Cư – Chức vụ: Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng
   2. Ông: Phạm Văn Tuấn – Chức vụ: Phó hiệu trưởng – CTCĐ - PCT HĐ
* Các thành viên:
   1. Đỗ Lệ Huyền -Tổ trưởng Tổ 1 – Giáo viên lớp 1.
   2. Phạm Thị Quên – Giáo viên lớp 1
   3. Nguyễn Thị Ngà - Giáo viên lớp 1
   4. Thư kí: Phan Thị Thúy Hằng
II. NỘI DUNG: 
Đánh giá các bộ sách giáo khoa lớp 1 theo các tiêu chí và thống nhất lựa chọn bộ sách lớp 1 cho năm học 2020- 2021. Cụ thể:
1. Bộ SGK: Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
* Ưu điểm:
- Sách được trình bày rõ ràng, màu sắc sinh động thu hút người học đặc biệt các hình ảnh, đồ vật, con vật trong mỗi bài học rất gần gũi với cuộc sống của các em học sinh.
- Kênh chữ, kênh hình sinh động, có thẩm mĩ, gần gũi với HS. Khơi gợi trí tò mò, kích thích hứng thú, tạo dựng niềm tin trong học tập môn Toán ở học sinh.
- Cấu trúc SGK có tính mở, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch trong giảng dạy.
- Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi với địa phương. Tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ gần gũi với các tình huống của học sinh.
- Các bài học thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
* Nhược điểm:
- Phần tập đọc còn nặng đối với học sinh – số lượng chữ nhiều.
- Cần đưa phần tập viết cỡ chữ nhỏ vào sớm hơn.           
* Tổng số điểm đạt được theo tiêu chí đánh giá: 171/180
2. Bộ SGK: Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục.
* Ưu điểm:
- Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong SGK rõ ràng, chính xác, có tính thẩm mĩ. Hình ảnh tươi sáng, ngộ nghĩnh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Các chủ điểm có nội dung gần gũi với học sinh dễ học, dễ nhớ.
     - Sách có tính tích hợp cao: hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đọc thành tiếng kết hợp đọc hiểu, tích hợp viết câu, đoạn.
- Ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi. Nội dung tranh phù hợp với bài học, chủ đề rõ ràng.
- Có hệ thống câu hỏi sát với thực tế. Nội dung tích hợp gắn với nội dung bài học.
- Có tính tích hợp giữa các nội dung để hình thành kĩ năng: đếm, đọc, viết các số làm tính cộng trừ trong phạm vi 10, gọi tên 1 số hình...
- Có nhiều trò chơi Toán học.
 * Nhược điểm:
- Kì II phần nghe viết yêu cầu hơi khó với học sinh lớp 1.
* Tổng số điểm đạt được theo tiêu chí đánh giá: 176/180
3. Bộ SGK: Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục.
* Ưu điểm:
- Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng rõ ràng.
- Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản: phần, chương hoặc chủ đề, bài học, giải thích.
- Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi.
- Nội dung SGK chú trọng đến việc rèn luyện cho hs tự học, tự tìm tòi kiến thức. Các bài học thể hiện đúng, đủ, rõ các mức độ.
* Nhược điểm:
- Kênh chữ gây rối mắt.    
- Nội dung trong các chủ đề sắp xếp các mạch kiến thức chưa khoa học.
* Tổng số điểm đạt được theo tiêu chí đánh giá: 170/180
4. Bộ SGK: Cùng học để phát triển năng lực của Nhà xuất bản Giáo dục.
* Ưu điểm:
- SGK được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú, kích thích HS học tập.
- Kênh chữ, kênh hình sinh động, có thẩm mĩ, gần gũi với HS.
- Có hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS ôn tập, củng cố và phát triển năng lực phẩm chất và đánh giá kỹ năng, thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
- Sách có tính mở, tạo cơ hội chủ động, linh hoạt. Ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi với học sinh.
- Nội dung phù hợp với học sinh và đảm bảo các hoạt động học tâp của học sinh.
 * Nhược điểm:
- Không có dạng bài “Giải bài toán có lời văn”.
- Số lượng vần cần học trong một tiết khá nhiều.
* Tổng số điểm đạt được theo tiêu chí đánh giá: 162/180
5. Bộ SGK: Vì sự bình đẳng và dân chủ trong Giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục.
* Ưu điểm:
      - Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực với đầy đủ các thành phần cơ bản, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy và học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình. 
      - Kênh chữ, kênh hình sinh động, thẩm mĩ.
      - Cấu trúc SGK có tính mở
      - Ngôn ngữ sử dụng quen thuộc, gần gũi.
      - Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
       - Có hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS ôn tập củng cố và phát triển năng lực phẩm chất và đánh giá kỹ năng, thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
      -  Nội dung SGK có thể triển khai tốt các trang thiết bị, CSVC và điều kiện dạy của nhà trường.
* Nhược điểm:
     - Kênh chữ nhiều, kênh hình ít, không phong phú.
    - Hình ảnh nhân vật khó nhận biết.
     - Một số bài học có kiến thức hơi nặng so với đối tượng học sinh địa phương.
* Tổng số điểm đạt được theo tiêu chí đánh giá: 169/180
III.  KẾT  LUẬN SÁCH GIÁO KHOA ĐƯỢC LỰA CHỌN:
Căn cứ quá trình nghiên cứu, đánh giá từng bộ sách giáo khoa theo các tiêu chí (Phiếu đánh giá SGK) và kết quả ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên trong Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 của trường Tiểu học Đồng Mai II thống nhất lựa chọn bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục.
  Biên bản đã được thông qua trước cuộc họp, 100% các đồng chí có mặt nhất trí, không có ý kiến gì khác.
  Biên bản hoàn thành vào lúc 11h cùng ngày.
 
HIỆU TRƯỞNG



Nguyễn Đình Cư
THƯ KÍ



Phan Thị Thúy Hằng 


CÁC THÀNH PHẦN DỰ HỌP
                    Chủ tịch CĐ



                 Phạm Văn Tuấn



                   Phạm Thị Quyên
 




Đỗ Lệ Huyền



Nguyễn Thị Ngà

 
               


 

Nguồn tin: Bộ phận chuyên môn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

 
Thống kê
  •   Đang truy cập 6
 
  •   Hôm nay 635
  •   Tháng hiện tại 1,762
  •   Tổng lượt truy cập 1,380,662